Điện thoại di động có lẽ là bề mặt mà bạn chạm vào nhiều nhất trong ngày. Một nghiên cứu ước tính virus Covid-19 có thể tồn tại tới 96 tiếng đồng hồ trên màn hình điện thoại. Bởi vậy, hãy vệ sinh điện thoại của bạn ít nhất một lần mỗi ngày, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
9. Đeo khẩu trang
Khẩu trang có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh khi bạn đeo nó đúng cách và đúng thời điểm. Đeo khẩu trang đúng là phải đeo kín khít khuôn mặt, che được toàn bộ mũi và miệng.
Các thời điểm cần đeo khẩu trang là khi: bản thân bạn có triệu chứng sốt, ho, hắt hơi; phải chăm sóc một người thân trong nhà có các triệu chứng Covid-19; ở chung phòng, trong một không gian nhỏ hoặc tiếp xúc gần dưới 2 mét với một người mà bạn nghi rằng họ nhiễm bệnh.
10. Nhưng hãy sử dụng khẩu trang tiết kiệm, đừng tích trữ
Một số bác sĩ đã phải kêu gọi người dân ngừng mua tích trữ khẩu trang và sử dụng chúng trong các trường hợp không cần thiết. Điều này có thể tạo ra sự khan hiếm, khiến những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất không có khẩu trang để sử dụng.
Đó là các y bác sĩ, những người ở tuyến đầu của cuộc chiến phòng dịch. Nếu các y bác sĩ không được bảo vệ và không thể làm việc khi nhiễm bệnh, đó sẽ là một cuộc khủng hoảng mới.
11. Vấn đề dự trữ thực phẩm
Dự trữ thực phẩm thực rất cần thiết với những người dân ở vùng sâu vùng xa, nơi nguồn cung hàng hóa bị hạn chế.
Nhưng ở các vùng mà nguồn cung thực phẩm không bị hạn chế, ví dụ như ở Việt Nam, việc dự trữ thực phẩm không được khuyến cáo vì có thể gây ra sự hoảng loạn không cần thiết. Tập trung quá đông người ở các siêu thị cũng là một điều kiện làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
12. Vấn đề dự trữ thuốc
Giống với thực phẩm, ở những nơi vùng sâu vùng xa, các bệnh nhân mạn tính cần dự trữ thuốc men cho mình. Điều này đặc biệt đúng với những đối tượng mắc bệnh nền có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao, vì họ có thể nên cách ly tại nhà trong thời gian dài.
Hệ thống y tế nên đảm bảo được nguồn cung thuốc men, tránh để xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc hoặc khiến các bệnh nhân không tiếp cận được thuốc.
13. Tránh đi du lịch, tự cách ly khi quay trở về
Đó là một điều hiển nhiên, bạn không nên đi du lịch tới các địa điểm được coi là vùng dịch và Covid-19 đang lây lan.
Nếu bắt buộc phải đi, hoặc phải đi công tác, bạn nên tuân thủ đúng các biện pháp vệ sinh, tự bảo vệ bản thân và khai báo y tế trung thực tại các điểm đến và khi bạn quay trở về nhà. Nếu đi về từ vùng dịch, hãy tự cách ly và tìm sự hỗ trợ từ phía cơ quan y tế.
14. Hãy ở nhà khi có thể
Mặc dù đó là một biện pháp cực đoan, bạn phải đi làm, đi học hoặc thực hiện các nghĩa vụ quan trọng khác. Thế nhưng, ở nhà trong mùa dịch có thể là cách đơn giản và tốt nhất mà bạn có thể làm để phòng bệnh.
Những người già, người mắc bệnh nền có nguy cơ tử vong cao trong dịch Covid-19 hãy ở trong nhà mình khi có thể. Các doanh nghiệp, trường học, tổ chức hãy xem xét áp dụng các hình thức học tập và làm việc từ xa.
15. Khi nào cần đi khám?
Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất: Khi nào bạn cần phải đi khám hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế? Đa phần chúng ta sẽ chủ quan với các triệu chứng nhẹ như cảm cúm ví dụ như sốt, ho, sổ mũi. Các chuyên gia y tế cho biết nếu có các triệu chứng này, bạn nên tự cách ly tại nhà ngay lập tức.
Nếu đi về từ vùng có dịch, bạn cần khai báo y tế hết sức trung thực ngay từ khi nhập cảnh để có được sự hỗ trợ y tế tốt nhất. Sự không trung thực của bản thân bạn có thể ảnh hưởng đến chính gia đình bạn, những người thân xung quanh mà bạn tiếp xúc và cả xã hội.
Những người không đi về từ vùng dịch, không có yếu tố dịch tễ nhưng có biểu hiện cúm, sốt, ho nên tự cách ly tại nhà và gọi đường dây nóng khi có triệu chứng khó thở nặng.