Cơ chế xâm nhập và tác hại của bụi siêu mịn PM2.5
Bụi siêu mịn PM2.5 gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhất là nhóm nhạy cảm như trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ. Nhóm này có thể trạng yếu, tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch.
Quá trình xâm nhập bụi siêu mịn PM2.5 thường âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi có lượng bụi tích tụ đủ lớn. Chính vì vậy chúng ta thưởng bỏ qua hoặc không nhận thấy tác hại của bụi PM2.5.
Những tác hại dễ thấy nhất của bụi siêu mịn PM2.5 có thể kể đến như
Bám vào bề mặt cơ thể gây dị ứng: Ở mức độ nhẹ thì PM2.5 sẽ mang theo vi khuẩn và bám vào bề mặt cơ thể gây đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mức nặng hơn có thể gây đau mắt, viêm mũi, các bệnh về tai, mũi, họng.
Hấp thu chất độc gây suy giảm hệ miễn dịch
Nhóm nghiên cứu G.S. Barbara Maher, Đại học Lancaster (Anh) đã công bố trên PNAS vào năm 2016 cho thấy rằng bụi PM2.5 hấp thụ chất độc và mang theo vi khuẩn, virus ngoài môi trường. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người và thải ra các độc tố ngấm vào cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Nghiên cứu này cũng chỉ ra hơn 60% người dân tại các thành phố ô nhiễm của Ấn Độ dễ mắc các bệnh vặt hơn so với 5 năm trước.
Xâm nhập vào phổi gây viêm phổi, tắc nghẽn mãn tính
Khi con người hít thở bụi PM2.5 và PM10 sẽ xâm nhập vào cơ thể và theo đường dẫn khó bám và tích tụ vào khí quản, bề mặt phổi. Theo thời gian lượng bụi ngày càng nhiều sẽ gây ảnh hưởng càng lớn như các triệu chứng như khan tiếng, hắt hơi, khó thở và nặng hơn là các bệnh như hen suyễn, tim mạch. Thậm chí bụi PM2.5 cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có thể gây tử vong.
Bụi siêu mịn PM2.5 (nguồn: vietmask)
Ngoài ra, theo GS Trương Hữu Bình, PM2.5 có kích thước siêu nhỏ còn xâm nhập vào túi phổi, tĩnh mạch phổi. Từ đó chúng sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí-máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Xâm nhập vào máu gây nhồi máu cơ tim
Khoa tim mạch bệnh viện Nhân dân đại học Bắc Kinh giáo sư bác sĩ Hồ Đại Nhất cũng chia sẻ rằng, ở trong môi trường ô nhiễm không khí như “mìn được chôn” trong tim, “trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng đột nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nên nhồi máu cơ tim cấp tính”.
Làm tăng tỉ lệ chết vì bệnh tim và cao huyết áp
Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Harvard, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những chất độc hại có trong bụi PM2.5 không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn dẫn đến tình trạng thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỉ lệ thiệt mạng của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.
Xâm nhập não và gây thoái hóa não
Theo các nghiên cứu trên não người, bụi PM2.5 có khả năng di chuyển và thấm thấu vào não, gây ra di chứng thoái hóa não. Ô nhiễm không khí đã làm gia tăng tỷ lệ thoái hoá não ở các thành phố lớn thuộc Trung Quốc và Ấn Độ trong hơn 1 thập kỷ qua.
Gây ung thư và biến đổi gen
PM2.5 chứa kim loại là nguyên nhân gây nên ung thư và biến đổi gen ở người.
Cách phòng tránh và khắc phục bụi PM2.5 và PM10
Ý thức vệ sinh môi trường: không xả thải, không đốt rác, đốt rơm rạ, quét dọn vệ sinh nhà ở, khu phố v.v…
Trồng thêm cây xanh
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân
Sử dụng nhiên liệu...
Đối với mỗi cá nhân chúng ta cần:
Luôn đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường: Các loại khẩu trang thông thường như vải, y tế không hề có tác dụng bảo vệ bạn khỏi bụi mịn. Hãy sử dụng khẩu trang N95, N99 có khả năng lọc bụi mịn, virus, vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại trong không khí ô nhiễm...
Sử dụng máy lọc không khí: Vì bụi mịn có kích thước rất nhỏ nên chúng sẽ len lỏi vào mọi ngóc ngách trong không gian sống của bạn. Máy lọc không khí có cơ chế hoạt động rất đơn giản, dễ sử dụng và đặc biệt là khả năng lọc khá tốt, bạn nên lựa chọn loại chất lượng, phù hợp với gia đình.
Máy lọc không khí Xiaomi gen 3
Ngoài những phương pháp trên, bạn nên tập thể dục và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt có thể sử dụng phương pháp thải độc phổi để giảm sự ảnh hưởng của bụi mịn trong cơ thể.
Nguồn: vietmask