Máy có màn hình cảm ứng 3 inch (240 x 400px) và cho phép bạn duyệt web qua 3G hoặc Wi-Fi. Ngoài ra còn có một ứng dụng viết blog và có thể gửi tin nhắn MMS kèm theo ảnh được chụp bằng camera 3.2MP ở mặt sau.
S7550 có khả năng nghe nhạc MP3 và kết nối Bluetooth với A2DP, giắc cắm tai nghe 3.5 mm với nghe radio FM. Thậm chí còn có một trình xem tài liệu có thể xử lý các file Word, Excel và PDF.
Bạn có thể nghĩ rằng Samsung Blue Earth sẽ là chiếc điện thoại hoàn hảo nếu bạn bị mắc kẹt trên một hòn đảo, sa mạc hoặc nơi hoang dã - với khả năng sạc bằng năng lượng mặt trời, bạn sẽ không bao giờ hết pin, ngoài ra bạn có thể có tới 16GB dung lượng lưu trữ để nghe nhạc (nếu bạn sử dụng thẻ microSD) và một vài trò chơi đã được tải sẵn để giải trí trong lúc chờ giải cứu.
Ngoài ra, còn có cả GPS và Google Maps. Tuy nhiên, bản đồ Google lúc này chưa hỗ trợ chế độ ngoại tuyến, do đó, nó chỉ hữu dụng khi bạn đang có kết nối 3G mạnh mẽ, nhưng mắc kẹt thì lấy đâu ra. Ứng dụng Maps cũng không hỗ trợ điều hướng, vì vậy bạn sẽ phải tự tìm đường quay trở lại thế giới văn minh.
Tuy nhiên, đó là một lý thuyết mà không ai muốn thử nghiệm tự bản thân thử nghiệm. Một là, điện thoại này không có khả năng kháng nước, bụi, và các trò chơi và âm nhạc sẽ tiêu hao pin nhanh hơn so với những gì mà năng lượng mặt trời có thể nạp lại.
Dẹp giấc mộng làm “Robinson lạc trên đảo hoang” sang một bên, thì sự thật là các điện thoại với pin năng lượng mặt trời chưa bao giờ có thể trở nên phổ biến. Ít nhất là phong trào tái chế vẫn được tiếp tục với ngày càng nhiều hơn các sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế, cũng như các chương trình tái chế điện thoại cũ.
Dù sao thì đây cũng là một bước tiến đến cuộc sống xanh - sạch - đẹp và S7550 Blue Earth là một sản phẩm cố gắng phát triển phòng trào đó, nhưng có lẽ sẽ không được ai nhớ đến.