Jaguar là một con chuột sống tại Học viện Rowland của Harvard. Ở đó, chú chuột này thường chơi các trò chơi video trên một thiết bị điều khiển trông giống như Clockwork Orange - một bộ phim tội phạm năm 1971.
Nhiệm vụ của nó là tìm ra cạnh của chiếc hộp ảo thông qua tiếp xúc chân. Để làm điều này, nó phải nắm lấy cần điều khiển có thể xoay 360 độ bằng chân phải và di chuyển cần điều khiển cho đến khi nó có thể cảm nhận được phản hồi từ máy.
Khi nó đã chạm vào khu vực mục tiêu chính xác, chú chuột này sẽ được thưởng một giọt nước đường.
Để theo dõi hoạt động não của Jaguar, các nhà nghiên cứu đã tiến hành biến đổi gen của nó để có thể phát huỳnh quang tế bào thần kinh khi chúng tương tác.
Ánh sáng này có thể được nhìn thấy qua một tấm kính đặc biệt, đồng thời kính hiển vi phía trên sẽ ghi lại những hình ảnh bộ não của nó khi tham gia trò chơi.
Nhà thần kinh học Mackenzie Mathis, người phụ trách thí nghiệm, cho biết: "Trong một thí nghiệm, bạn có thể dạy chúng các quy tắc mới và sau đó có thể tự mình nhìn thấy hàng ngàn tế bào thần kinh đang học hỏi".
Trong vài thập kỷ qua, những hiểu biết của Mathis đã góp phần không nhỏ vào sự hiểu biết của chúng ta về chức năng của bộ não. Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu động vật chuyên nghiệp đang giúp phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo và giao diện máy tính não.
Mathis muốn khám phá cách chuột học hỏi những kỹ năng mới, ngoài ra điều có cũng giúp cho chúng ta biết cách dạy và truyền đạt cho trí tuệ nhân tạo, có lẽ một ngày nào đó con người sẽ có thể áp dụng các kỹ năng tương tự cho robot.
Tất nhiên, động vật từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng thương mại của khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên việc sử dụng động vật để thúc đẩy ứng dụng công nghê thông tin lại là một khía cạnh hoàn toàn mới, theo trang Sina, Apple đang sử dụng và phân tích âm thanh của loài ngựa vằn để cải tiến phần mềm nhận dạng giọng nói Siri.
Đây được xem là một bước tiến hoàn toàn mới trong ngành công nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo và việc khám phá bí mật về suy nghĩ của động vật giữa các công ty cũng ngày càng trở nên kỳ lạ.
Năm 1958, nhà sinh học thần kinh Cornell Frank Rosenblatt đã giới thiệu Perceptron một trong những thiết bị đầu tiên cố gắng mô phỏng cấu trúc của bộ não trên máy tính, ông gọi đơn vị xử lý của nó là các tế bào thần kinh, hợp tác để tìm hiểu.
Facebook, Google và các công ty khác đã sử dụng thuật ngữ được sử dụng để mô tả Perceptron trong hệ thống máy tính trí tuệ nhân tạo rộng lớn của họ là "mạng lưới thần kinh" với hàng triệu tế bào thần kinh làm việc cùng nhau.
Nhưng thật khó để tái tạo những hoạt động mà con người vẫn chưa thực sự hiểu rõ, ví dụ như hoạt động thực sự của bộ não, làm thế nào một nhóm các tế bào thần kinh lưu trữ ký...tất cả những điều này đối với giới khoa học thần kinh ngày nay vẫn còn khá mập mờ.
Do đó, ứng dụng kỹ thuật số để tái tạo tế bào thần kinh dường như chỉ là mô phỏng máy móc.
Tuy nhiên đối với ngành công nghệ theo đuổi thứ gọi là trí thông minh nhân tạo hay Trí tuệ tổng hợp nhân tạo (AGI), rào cản này dường như đang bị thu hẹp hơn về khoảng cách.
Mục tiêu tiềm ẩn của công nghệ này là chế tạo một cỗ máy có thể tự giải quyết vấn đề cũng như sở hữu mong muốn độc lập của riêng mình mà không cần đến con người.
Nguồn : Genk