"Tràn viền" là tên gọi khác của "dễ bấm nhầm".
Khi bỏ viền trái-phải rồi uống cong, các nhà sản xuất khác cũng đang bỏ qua một sự thật quan trọng: khung hình của chúng ta vẫn là hình chữ nhật trên mặt phẳng! Bỏ viền rồi uốn cong hai bên phải-trái màn hình về bản chất là bóp méo khung hình ấy. Đẹp thì có đẹp, nhưng chẳng thực tế chút nào cả.
Đó là còn chưa kể việc "xóa bỏ" 2 viền màn hình hai bên cũng khiến smartphone thác nước phải loại bỏ cả nút bấm vật lý dành cho âm lượng. Người dùng hay nghe nhạc qua smartphone chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với điều này, bởi giờ đây họ sẽ phải bỏ điện thoại ra khỏi túi rồi bật màn hình mới có thể thay đổi âm lượng.
Hướng đến tương lai
Nghe có vẻ khó tin, nhưng cuối cùng thì smartphone không viền chỉ phục vụ cho mục đích thẩm mỹ, còn viền dày mới là lựa chọn của người thực tế. Lợi thế đầu tiên nằm ở cụm camera tân tiến mà Google sắp công bố cùng Pixel 4. Trong bối cảnh công nghệ camera dưới màn vẫn còn quá sơ khai, việc giữ lại phần "trán" dày cho phép Google tích hợp công nghệ tương đồng với Face ID. Do cảm biến vân tay kém an toàn hơn hẳn cảm biến khuôn mặt, nhận diện khuôn mặt 3D sẽ là hướng đi tất yếu để Pixel 4 xóa bỏ ấn tượng "kém bảo mật" của Android.
Cũng bởi cảm biến nhận diện khuôn mặt cho phép xây dựng 3D, những chiếc smartphone có viền (hay chí ít là có tai thỏ) vẫn sẽ có ưu thế so với smartphone không viền. Smartphone có viền (hay tai thỏ) có thể quét 3D, có thể xây dựng nhân vật "ảo" chính xác hơn, có thể tạo bokeh "thật hơn" v...v…
Kẻ cười chê cái trán dày là kẻ đặt thẩm mỹ lên trên công nghệ.
Mỗi chiếc smartphone dùng đến 2, 3 năm. Điện thoại có đẹp đến mấy thì cũng chỉ đem ra ngắm cùng lắm là một tuần. Nếu bạn vẫn muốn điện thoại có viền – thiết kế thực tế nhất vào lúc này, hãy chờ đợi ngày chiếc Pixel 4 lên kệ.
Nguồn : Genk