Trên iOS, nếu WeChat được mở ra, cách hoạt động cũng tương tự như trên Android, sự khác biệt được phản ánh sau khi WeChat đóng lại. Nếu ứng dụng WeChat trên iPhone bị đóng lại, cũng như Android, nó sẽ bị mất kết nối với máy chủ của Tencent. Lúc này trình tự hoạt động của nó sẽ diễn ra như sau:
Tin nhắn gửi tới cho bạn đầu tiên sẽ đi tới máy chủ của Tencent. Máy chủ của Tencent nhận ra "Ứng dụng WeChat trên điện thoại của bạn không thiết lập kết nối với máy chủ." Sau đó nó sẽ gửi tin nhắn đến máy chủ Apple. Máy chủ Apple sẽ gửi tin nhắn đó đến iPhone của bạn. Sau khi nhận được nó, iOS trên điện thoại sẽ thông báo kịp lúc.
Như vậy, nó sẽ cần thêm một bước nữa, nhưng đổi lại, ngay cả khi ứng dụng WeChat bị đóng hoàn toàn trên điện thoại, nó cũng không cần các luồng phụ để nhận được tin nhắn kịp thời. Tất cả nhờ vào máy chủ của Apple sẽ luôn luôn "nhận được tin nhắn" và gửi nó tới iOS, và sau đó đẩy thông báo tới cho bạn.
Nhờ cách làm này, iPhone không cần có bộ nhớ lưu trữ cũng như RAM "khủng" để hoạt động, bởi vì ngay cả khi ứng dụng bị đóng hoàn toàn, nó cũng không ảnh hưởng đến việc nhận được thông báo. Bên cạnh đó, iOS cũng không thực sự hỗ trợ các ứng dụng chạy ngầm. Chỉ có một số ứng dụng được chạy ngầm trên nền tảng này, bao gồm ứng dụng nghe nhạc, tải file và điều hướng.
Nếu một ứng dụng chuyển sang chạy ngầm và không được gọi lên trên bề mặt trong vòng 10 phút, hệ thống sẽ đóng nó lại, chỉ để lại "một ảnh chụp trạng thái trước khi chết". Đây được gọi là "cơ chế bia mộ" nổi tiếng của iOS. Vì vậy, phần lớn bộ nhớ iPhone chỉ dành ứng dụng đang chạy, và chỉ cần 4G RAM là thừa đủ với chúng.
Như đã nói ở trên, việc chặn kết nối tới máy chủ Google làm các ứng dụng tại Trung Quốc không thể sử dụng cơ chế đẩy thông báo của Google và chỉ có một lựa chọn duy nhất đó là gia tăng kích thước bộ nhớ để duy trì một phần ứng dụng chạy nền và nhận thông báo kịp lúc.
Hậu quả là thiết bị Android tại Trung Quốc cần đến rất nhiều bộ nhớ để hỗ trợ cho các ứng dụng chạy nền đó. Hệ lụy lớn hơn nữa là điều này kéo theo chi phí gia tăng cho phần bộ nhớ lớn đó. Và ai là người phải gánh chịu phần chi phí này? Không ai khác ngoài người dùng Trung Quốc.
Do vậy, mọi nhà sản xuất điện thoại lớn tại Trung Quốc đều nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này, ví dụ Xiaomi ra mắt dịch vụ đẩy thông báo của riêng họ, Huawei cũng có dịch vụ tương tự riêng của mình, … Nhưng nó lại quá phân mảnh giữa các nhà sản xuất với nhau khiến các nhà phát triển không muốn hợp tác với họ, khi phải tương thích với các cơ chế đẩy khác nhau, kéo theo chi phí phát triển và duy trì gia tăng.