Còn trong vấn đề đổi mới ngân hàng, Samsung hứa hẹn mang tới trải nghiệm công nghệ mới cho khách hàng di động. Đơn cử như công nghệ Beacon cung cấp dịch vụ đăng ký khách hàng cá nhân, trong khi máy tính bảng Galaxy và Samsung DeX cho phép các cộng tác viên ngân hàng bán lẻ tương tác liền mạch với khách hàng trên phạm vi toàn hệ thống. Kết quả đem tới là một trải nghiệm từ đầu đến cuối hoàn toàn được cá nhân hóa, hoạt động hiệu quả và an toàn, với hiệu suất cao.
Bên cạnh đó, Samsung vẫn đang là cái tên nổi bật trong mô hình thanh toán POS không cần thẻ ở Việt Nam, với Samsung Pay. Có thể nói, với thẻ ngân hàng được mã hóa trong ứng dụng Samsung Pay, việc thanh toán chỉ đơn giản bằng cách vuốt điện thoại, xác thực và thao tác trên máy POS.
So với các mô hình thanh toán khác, công nghệ của công ty Hàn Quốc này có ba ưu điểm lớn. Thứ nhất là tập khách hàng có sẵn, với thị phần 46,88% trên thị trường điện thoại thông minh. Sau 2 năm kể từ ngày ra mắt, Samsung Pay hiện có khoảng 600.000 người dùng đã đăng ký; hơn 4.000 giao dịch mỗi ngày và những con số này tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Thứ hai là sự đa dạng thiết bị cung cấp dịch vụ thanh toán Samsung Pay, khi vừa có thể sử dụng trên điện thoại và hỗ trợ đồng hồ thông minh Samsung Gear. Điểm mạnh thứ ba là ngoài hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến, Samsung Pay còn hỗ trợ ở mảng dịch vụ trực tiếp.
Bên cạnh khách hàng cá nhân, Samsung còn có bộ phận phụ trách các thiết bị và giải pháp dành cho khách hàng doanh nghiệp. Bộ phận này chuyên về R & D, tư vấn và triển khai các giải pháp di động cùng với các thiết bị thông minh của doanh nghiệp để đảm bảo năng suất, khả năng quản lý và bảo mật tối ưu dựa trên nền tảng Knox. Có thể nói, Samsung hiện nay là một trong các công ty hiếm hoi có khả năng cung cấp một hệ sinh thái hoàn chỉnh và bảo mật cho các doanh nghiệp và tổ chức, trong quá trình chuyển đổi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Theo ông Lê Khôi Nguyên, Giám đốc chiến lược sản phẩm ngành hàng di động của Samsung Vina thì: "Bất kỳ nơi nào người dùng có thể quẹt thẻ là có thể thanh toán được bằng Samsung Pay".
Tuy nhiên, ông Nguyên cũng cho biết: "Để thay đổi thói quen của người dùng, chúng tôi rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự hợp tác toàn diện của các bên trong hệ sinh thái, bao gồm các ngân hàng, các cửa hàng bán lẻ, trong đó các cửa hàng đóng một vai trò quan trọng".
Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, đến hết năm 2018, toàn thị trường Việt Nam có khoảng 220 ngàn máy POS, chưa tới 30 ngàn máy mPOS, trên tổng số hàng triệu các cửa hàng. Và Samsung Pay hiện đã liên kết với 21 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, Techcombank…; 3 tổ chức chuyển mạch thẻ như Napas, Visa, Mastercard…
"Giờ đây, thói quen không thể thiếu khi chúng ta đi ra ngoài là có một chiếc điện thoại thông minh kề bên. Chỉ bằng thao tác một chạm đơn giản vào máy quẹt thẻ với thiết bị đi dộng Samsung, người dùng đã có thể thanh toán dễ dàng mà không cần mang ví, không cần xuất trình thẻ, cũng như không cần e ngại việc bị đánh cắp thông tin thẻ trong quá trình thanh toán. An toàn hơn, đơn giản hơn, nhanh chóng hơn", đại diện Samsung này bổ sung thêm.
Ở Việt Nam, người ta thường biết đến Samsung với tư cách là nhà sản xuất smartphone lớn, chứ không phải một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và cung cấp giải pháp. Nhưng trên thực tế, Samsung từ lâu đã tập trung vào thị trường B2B ở Việt Nam. Hiện tại, tập đoàn này đang hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai các giải pháp công nghệ thông tin, áp dụng các phần mềm quản lý trong điều hành sản xuất. Ngoài các dự án về phần mềm, Samsung còn hỗ trợ các giải pháp về viễn thông và tích hợp hệ thống. Bên cạnh đó là sử dụng mạng lưới an ninh với công nghệ blockchain để bảo vệ dữ liệu.
Trong tương lai, đại diện công ty khẳng định sẽ thúc đẩy xây dựng các giải pháp về thành phố thông minh, tòa nhà thông minh nhờ các ứng dụng IoT, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có kinh nghiệm tham gia xây dựng các dự án thành phố thông minh như ở Hàn Quốc, Singapore thì Samsung cũng phải thừa nhận họ cần sự hỗ trợ của chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong nước.
Ở thời điểm hiện tại, việc chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh không hề đơn giản. Nó bị giới hại bởi hai rào cản chính. Đầu tiên là niềm tin. Nó đặt ra câu hỏi làm sao nhà chức trách có thể bảo mật dữ liệu và cung cấp sự minh bạch cho công dân về cách họ bảo vệ và sử dụng dữ liệu. Thứ hai là chi phí, khi việc xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị, máy tính, cảm biến và trung tâm dữ liệu luôn cần một nguồn vốn khổng lồ.
Một doanh nghiệp không thể đảm bảo có được lòng tin từ cộng đồng, bởi điều này chỉ có thể đạt được nếu có sự đứng ra đại diện, bảo đảm và quản lý từ phía chính phủ. Nhưng một chính phủ cũng rất khó để tự mình triển khai và vận hành cả một hệ thống đồ sộ, khổng lồ này nếu thiếu sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế công nghệ lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.
Để Việt Nam không bỏ lỡ cuộc CMCN này, ngoài những nỗ lực tự thân, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ của các nước cũng như các doanh nghiệp quốc tế.
"Với tinh thần xác định %&&&%nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá%&&&%, Việt Nam mong muốn được mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các nước đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong cuộc CMCN lần thứ tư", ông chia sẻ.
Nguồn : Genk