Trong nửa đầu năm 2019, GrabFood, nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lí trung bình hàng ngày lên đến 300.000 đơn hàng.
Grab cho biết tất cả các thiết kế trong GrabKitchen đều tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, bao gồm việc không gian rộng rãi cho việc chế biến thực phẩm, không ngập nước, có bể chứa mỡ, hệ thống xả thải tách biệt…
Về phía các đơn vị chế biến thức ăn này, GrabKitchen đều yêu cầu phải đăng ký xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm riêng biệt cho khu vực gian nấu, đảm bảo chất lượng đến từng đơn vị cơ sở.
Không gian GrabKitchen đầu tiên được đặt tại Thủ Đức, hiện đang có 12 nhà hàng/quán ăn hoạt động tại đây như Bánh Mì Pewpew, Gà nướng Ò Ó O, Mì Quảng 3 Anh Em... Về phía các đơn vị chế biến thức ăn này, GrabKitchen đều yêu cầu phải đăng ký xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm riêng biệt cho khu vực gian nấu, đảm bảo chất lượng đến từng đơn vị cơ sở.
Mục đích mở căn bếp tập trung này của Grab nhằm rút ngắn thời gian shipper đi mua hàng (thường là các quán có địa chỉ quá xa khu vực Thủ Đức) và hơn nữa tạo điều kiện để khách hàng có thể đặt 1 lần nhiều món tại nhiều quán khác nhau, từ đó shipper có thể lấy thức ăn chung 1 điểm rồi đi giao.
Grab cho biết lý do chọn Thủ Đức là quận đầu tiên được đặt GrabKitchen là do ở đây thu hút rất nhiều lượng khách sử dụng GrabFood, đặc biệt là sinh viên và công nhân.
Khi được hỏi về vấn đề liệu rằng không gian này có được đầu tư miễn phí cho các nhà hàng hay không, đại diện Grab chia sẻ đây là việc hợp tác có lợi giữa các bên, mặc dù các đơn vị sẽ không bỏ chi phí mặt bằng nhưng sẽ có chia tỉ lệ theo đơn hàng/doanh thu sao cho hợp lý.
Phía Grab cho biết sẽ phát triển và mở rộng hệ thống này trong thời gian tới, tuy nhiên vẫn chưa tiết lộ quận nào sẽ có GrabKitchen tiếp theo.
Nguồn : Genk